Tam Dương đó là: một, Dương của Khảm cung, là Dương trong Âm (Khảm Thủy); Hai, Dương của Ly cung, là Dương trong Dương (Ly Hỏa); ba, là Dương trong  Âm Dương, là Dương của Tiên Thai tròn mà âm tiệt dương thuần. Tam Dương Tụ Đỉnh mà sinh Dương Thần. Đã có Thần ngự thì như thái tử lên ngôi, lập tức quần thần mọi nơi hướng về mà triều nguyên.

Khi Phục Khí, khi thiêu luyện đan dược hay dưỡng cho Tiên Thai tròn thì sẽ sinh ra khí Thuần Dương, Chân Dương này bay lên thì Khảm mất nốt Chân Dương còn lại mà biến thành Khôn, Chân Dương này đi vào trong Ly thì Ly nhận thêm dương mà biến thành Càn, vì thế nên đạo Tu Chân gọi là phép Thủ Khảm Điền Ly, biến Khảm thành Khôn, biến Ly thành Càn. Chân Dương đã sinh thì tự trở về đúng chỗ của mình là Càn cung, gọi Nê Hoàn hay Thượng Điền.

Thận là Thủy là âm nhưng trong tàng Chân Dương gọi là Chân Hổ. Hỏa xục trong Thủy mà bức Chân Dương (Đan Kinh gọi là Hỏa Bức Kim Thành) bay lên Càn cung mà kết thành Dương Thần.

Tâm là Hỏa là dương nhưng trong tàng Chân Thủy là âm gọi là Chân Long, trong Chân Thủy lại tàng Chân Khí. Long Hổ giao, Âm Dương giao hợp mà sinh Dược, Dược này là Chân Khí ở Tâm, cũng là dương nhưng là dương chưa thuần, cần phải thiêu luyện nung đốt để Âm tiệt mà Dương thuần. Dương thuần thì bay lên Càn cung mà kết thành Dương Thần.

Nhật là dương trong Thái Dương, Nguyệt là âm trong Thái Âm, Nhật Nguyệt Giao Quang, âm dương giao hợp mà sinh Đại Dược kết Thánh Thai, Tiên Thai tròn thì Dương thuần, bay lên Càn cung mà kết thành Dương Thần.

Một cái là tinh hoa của Thiên, một cái là tinh hoa của Địa, một cái là tinh hoa của Nhân, nên Tam Dương Tụ Đỉnh còn gọi là Tam Hoa Tụ Đỉnh, là Thiên Địa Nhân hợp nhất vậy.

Tam Dương Tụ Đỉnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *