Tam Thi ở Tam Quan, Cửu Trùng ở Cửu Khiếu.
1. Tam Thi (Tam Trùng, Tam Bành)
Thần Thượng Thi tên là Bành Cư, ngự ở Ngọc Chẩm Quan, thường xúi dục Thức thần đam mê tiền của, hỷ nộ ái ố thất thường.
Thần Trung Thi tên là Bành Chất. ngự ở Giáp Tích Song Quan, thường xúi dục Thức thần tham ăn tục uống, thích ngũ vị.
Thần Hạ Thi tên là Bành Kiều, ngự ở Vĩ Lư Quan, thường xúi dục Thức thần tham sắc dục.
2. Cửu Trùng:
Nhất Trùng tên là Phục Trùng, ngự ở khiếu Ngọc Chẩm.
Nhị Trùng tên là Long Trùng, ngự ở khiếu Thiên Trụ.
Tam Trùng tên là Bạch Trùng, ngự ở khiếu Đào Tạo.
Tứ trùng tên là Nhục Trùng, ngự ở khiếu Thần Đạo
Ngũ Trùng tên là Xích Trùng, ngự ở khiếu Giáp Tích.
Lục Trùng tên là Cách Trùng, ngự ở khiếu Huyền Xu.
Thất Trùng tên là Phế Trùng, ngự ở khiếu Mệnh Môn.
Bát Trùng tên là Vị Trùng, ngự ở khiếu Long Hổ.
Cửu Trùng tên là Cương Trùng, ngự ở khiếu Vĩ Lư.
Đơn Kinh ghi:
Cửu Trùng Tam Độc ẩn trong mình
Ngăn lấp Huỳnh Hà trược khí sinh
Hành Giả đánh tan Ba Động Phủ
Cửu Trùng tiêu diệt mới trường sinh.
Thái Thượng Lão Quân ghi:
Thường năng khiển kỳ dục, Nhi tâm tự tịnh
Trừng kỳ tâm, Nhi thần tự thanh
Tự nhiên Lục dục bất sanh, Tam độc tiêu diệt.
Tam Độc và Cửu Trùng chưa bị tiêu diệt thì Chân Dương không thăng lên, thường gây phiền não, huyễn cảnh khi mơ. Cửu Khiếu đều thông thì Pháp luân thường chuyển, Thất Tình Lục Dục chẳng sinh, Tam Độc bị tiêu diệt.
Thật ra khi trong bụng mẹ, cơ thể chúng ta không có Tam Thi Cửu Trùng này, về bản chất chúng chính là các trược khí do chính bản thân chúng ta tạo ra và kết thành. Chúng thực sự bị tiêu diệt khi chúng ta thực sự rèn được tâm không còn các tính xấu kia nữa, khi đó Đốc mạch mới thực sự khai mở.
P/S:
– Thiên Trụ: 2 mấu lồi phía sau gáy trên cổ.
– Đào Tạo: ngay sau phía dưới mỏm gai đốt sống 1 sau cổ.
– Thần Đạo: được coi như cửa (đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Thần đạo, vị trí dưới đốt sống 5 từ cổ xuống.
– Huyền Xu, hay còn gọi là Huyền Khu. Chỗ lõm phía sau đốt sống ngang thắt lưng.
– Long Hổ, phía trên Vĩ Lư dưới Mệnh Môn.