Trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cáp Mô Công là tuyệt kỹ của Tây Độc Âu Dương Phong, được miêu tả là một môn võ công chuyên lấy tĩnh chế động. Tư thế vận kình, phát lực dựa trên đặc điểm cấu tạo thân thể và hoạt động của loài cóc (Cáp Mô). Môn võ công này về nội công không thua kém bất kỳ công pháp nào cũng đủ nói lên sự khủng bố của nó trong các câu chuyện của Kim Dung.
Thực tế, trong các con vật thì họ hàng nhà ếch nhái là loài có thể nhảy xa nhất so với chiều dài và kích thước của thân thể (khoảng 150 lần) mà không cần phải lấy đà hay chuẩn bị, từ cực tĩnh chuyển sang cực động trong nháy mắt khi bắt mồi hoặc khi di chuyển ắt hẳn loài ếch nhái này có cơ chế phát lực rất đáng để chúng ta nghiên cứu học hỏi.
Cáp Mô Công là bài tập mô phỏng cơ chế sử dụng lực và phát kình của loài ếch nhái này làm gốc của Kình và Lực trong các bài tập của Thiên Y Đạo.
Luyện tập bài đúng cách dù chỉ một buổi tập, rất nhanh và dễ dàng chúng ta nhận ra rằng kình và lực trong các động tác của Thiên Y Đạo sẽ được cải thiện đáng kể, chúng ta dễ dàng nâng các đồ vật nặng hơn, tấn vững chắc hơn, kình lực mạnh mẽ và tập trung hơn. Hơn thế, hệ thống kinh cân toàn thân được nối liền như thu về một điểm, các kinh cân ở chân được cải tạo và tăng cường đáng kể, thậm chí các chân bị teo tóp có thể được khôi phục chức năng trở về trạng thái bình thường.
Hệ thống bài tập có tập đơn, tập đôi, tập khi đứng và tập khi ngồi.