Thần có Thức thần và Chân Thần (Soul and Spirit)
Chân Thần không hình không tướng, không sinh không diệt, không tư không lự, không tạo không tác, thường nhiên thường tịch chiếu sáng lặng lẽ như ánh mặt trời.
Ở người, khi bào thai được 2 đến 3 tháng tuổi, thần này từ hư không đi vào đỉnh đầu của đứa trẻ, đi qua một lăng kính hình kim tự tháp ở giữa đầu và phân chia thành ba tia: Tia trí tuệ, Tia tình yêu và Tia sáng tạo. Tia trí tuệ tạo ra Trung tâm Trí tuệ ở đầu và hình thành hệ thống thần kinh chủ động giúp cho chúng ta có thể nhận thức và làm chủ được mình trong thế giới tự nhiên. Tia tình yêu tạo ra Trung tâm Cảm xúc ở ngực và hình thành hệ thống cảm giác điều khiển năm giác quan giúp chúng ta cảm nhận được thế giới quanh mình. Tia sáng tạo rạo ra ba trung tâm Vận động, Bản năng và Tình dục cùng hệ thống thần kinh thực vật và bảy luân xa của chúng ta. Phần dư thừa còn lại sẽ đi xuống vùng gần xương cụt và rơi vào trạng thái ngủ say, phần năng lượng này người ta gọi là Kundalini.
Chính vì thế, con người chúng ta sẽ hình thành nên ba bộ não, não Trí tuệ, não Cảm xúc và não Vận động-Bản năng-Tình dục. Chủ nhân của ba bộ não này chính là 3 tia sáng tiên thiên như đã trình bày ở trên, vì thế chúng ta cũng có ba hồn. Thiên Hồn chủ quản não trí tuệ, Nhân Hồn chủ quản não cảm xúc và Địa Hồn chủ quản não Vận động-Bản năng-Tình dục.
Một còn người bình thường đầy đủ thì đều có ba hồn này, tuy nhiên ý thức của chúng ta, sự chú tâm của chúng ta trú xứ ở phần hồn nào thì lại khác nhau ở rất nhiều người. Khi ý thức của chúng ta ở đâu thì trung tâm đó phát triển, ví như Thiên Hồn làm chủ thì người đó có Trung tâm Trí tuệ rất phát triển, người đó hướng đến phát triển trí tuệ, hiểu biết, tri thức và có nhiều sáng tạo. Khi Nhân Hồn làm chủ thì Trung tâm Cảm xúc người đó rất phát triển, biểu hiện ra ở tình yêu thương muôn loài, lòng trắc ẩn, và rất nhân tính. Và khi Địa Hồn làm chủ, ý thức của chúng ta chú ngụ tại Trung tâm Tình dục, chúng ta sẽ hướng đến chinh phục, sắc dục, thõa mãn và hành xử mang tính bản năng.
Là sinh vật sống, chúng đều có một hoặc hai hoặc ba hồn này, tương tự trong cơ thể chúng sẽ lần lượt có một hoặc hai hoặc ba bộ não, ba hệ thống thần kinh tương ứng. Sinh vật đơn giản nhất chỉ có một não với một trung tâm sinh sản để duy trì nòi giống. Các loài thực vật thì cao hơn, vẫn một não một hệ thống thần kinh nhưng có thêm các trung tâm vận động (thực vật có chuyển động hướng quang) và trung tâm bản năng (Phản ứng lại với môi trường tạo ra các nhịp sinh học như biết rụng lá để chống hạn hán, chống lạnh khi mùa đông,..). Lên đến thế giới của động vật thì chúng có thêm một não bộ với trung tâm cảm xúc như chó mèo nên chúng có thể biểu lộ cảm xúc của mình, não thứ nhất của nó cũng phát triển hơn, đặc biệt là trung tâm bản năng với ý thức về lãnh thổ, săn mồi, trốn tránh kẻ thù và một số loài đang có xu hướng phát triển mở mang trí tuệ để hình thành cái não thứ ba cho giống con người. Tuy nhiên vẫn có nhiều loài động vật vẫn chỉ có 1 não như con ốc sên chẳng hạn.
Khi những sinh vật này có đủ ba não bộ, có đủ ba hồn, khi tái sinh chúng sẽ trở thành sinh vật có cơ thể là hình người. Và ngược lại, nếu con người, trong quá trình sinh sống, chúng ta đánh mất đi một hồn nào đó, ví dụ chúng ta không sử dụng, nuôi dưỡng hay phát triển não trí tuệ, trung tâm trí tuệ bị thoái hóa, hạch tùng của chúng ta bị teo lại, Thiên Hồn bị mất, năng lượng bị rút đi để bổ sung cho các trung tâm khác do hoạt động quá sức (ví dụ trung tâm tình dục) thì khả năng não bộ thứ ba của chúng ta biến mất hoàn toàn có thể sảy ra và khi tái sinh chúng ta sẽ chỉ có thể có được hình dạng của những sinh vật chỉ có hai não bộ mà mất đi cơ hội làm người. Cũng tương tự như vậy nếu chúng ta mất đi Nhân Hồn, mất đi nhân tính, trở thành một kẻ máu lạnh, khi tái sinh chúng ta cũng mất đi cơ hội làm người.
Anima tiếng La tinh có nghĩa là linh hồn, là gốc của từ tiếng anh animal có nghĩa là động vật. Ý nghĩa của nó là ý thức của chúng ta đang bị đồng hóa hay chú ngụ tại một trong Tam Hồn của động vật và trở thành nhất thể hóa với nó. Nên thực chất, chúng ta không phải là con người đúng bản chất thực sự mà chúng ta chỉ là những động vật có tri thức trong cơ thể con người. Bởi cả ba tia Trí tuệ, tia Tình yêu và tia Sáng tạo trong chúng ta đều đang ngủ quên, nên ý thức của chúng ta cũng đang ngủ quên, giống như chúng ta đang ở trong một giấc mộng lớn của cuộc đời vậy (mahamaya).
Điều này nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại rất thật. Trong thế giới chúng ta gọi là tỉnh này, chúng ta sử dụng 6 giác quan cũng y như chúng ta sử dụng chúng trong lúc mơ, chúng ta sẽ không biết chúng ta đang mơ cho đến khi chúng ta bừng tỉnh dậy. Nếu chúng ta không tỉnh lại, thì giấc mơ của chúng ta hoàn toàn là thật, chắc chắn như vậy. Nhưng nếu thật sự chúng ta tỉnh, chúng ta sẽ nhận thấy tỉnh hay mê cũng giống như ngày và đêm vậy, khởi đầu của cái này lại là kết thúc của cái kia và ngược lại, hai cái nương vào nhau mà tồn tại, có sinh có diệt, có khởi đầu có kết thúc, mang đầy tính vô thường như vậy thì không thể là sự thật được, cái gì là sự thật thì đều bất biến, bất sinh bất diệt.
Chúng ta bị chính mình đánh lừa như vậy là vì ý thức của chúng ta đang bị Thức Thần này đồng hóa, bản chất Thức Thần này cũng là không chân thật, mọi cái do nó thu nhận đều sử dụng Lục Căn và hình thành nên Lục Thức, khi Lục Căn này không còn, Lục Thức sẽ tan rã, nên mọi cái do nó xây dựng đều sụp đổ giống như khi chúng ta tỉnh mộng vậy. Một khi chúng ta tỉnh lại, thế giới này sẽ sụp đổ, giống như thế giới trong mơ của chúng ta sẽ chấm dứt khi chúng ta tỉnh lại, chúng ta có trúng số trong mơ thì thực tế chúng ta cũng không có một đồng nào, có chăng chúng ta có 1 chút cảm giác đầy tiếc nuối mà thôi. Và thông thường khi chết đi chúng ta mới bắt buộc bị tỉnh lại, nhưng nhiều người khi chết đi vẫn không tin, vẫn tìm cách quay lại những vinh quang mà mình đã xây dựng trong đại giấc mơ của đời người với nhiều hành động mang tính chất lặp đi lặp lại, người đó đang sống hoàn toàn với tiềm thức của mình.
Khi tia Trí tuệ thức tỉnh, ý thức của chúng ta cũng thức tỉnh và chúng ta là người thức tỉnh (tia Trí tuệ này có tên là Buddhata hay còn gọi là Phật tính). Khi đó chúng ta sẽ tìm thấy cái Trí thật của mình, người ta gọi đó là là huệ, là tuệ hay trí bát nhã. Nó sẽ soi sáng cho mọi hoạt động của mình mà không bị lầm đường lạc lối trong bất kể hoàn cảnh nào, bất kể không gian nào, bất kể cõi nào.
Khi tia Tình yêu này thức tỉnh, ý thức của chúng ta cũng thức tỉnh và chúng ta là người thức tỉnh. Khi đó chúng ta sẽ tìm thấy cái Tâm thật của mình, cái người ta gọi là Tình yêu thiêng liêng, Tình yêu không điều kiện, Tâm Từ Tâm Bi của các bậc Thánh Hiền Tiên Phật giành cho muôn loài. Nó giúp cho muôn loài hàn gắn mọi vết đau thương, sinh trưởng và phát triển, tỏa ngát hương thơm, và trở nên đẹp đẽ và hoàn mỹ.
Khi tia Sáng tạo này thức tỉnh, ý thức của chúng ta cũng được thức tỉnh, dòng năng lượng này sẽ đi lên, thanh lọc cơ thể, tạo ra các Linh thân, đánh thức hai kho tri thức về bản thể và vũ trụ ngay trong chính chúng ta. Khi đó chúng ta sẽ tìm thấy cái Thân thật của mình, cái mà người ta gọi là được sinh ra lần thứ hai, cái được gọi là thân ngoại hữu thân, là Pháp thân của chúng ta vậy.
Khi chúng ta tìm lại được chính cái Tâm thật của mình, cái Trí thật của mình, cái Thân thật của mình, thì đó chính là tìm lại được bản thể thật của mình, lúc đó chúng ta mới chính là con người thực sự hoàn chỉnh, theo đúng nghĩa của nó. Còn không chúng ta chỉ là những động vật có trí tuệ trong hình hài con người mà thôi.
Khi ba tia sáng này thức tỉnh và hợp nhất, Thân Tâm Trí cùng hợp nhất lại thành một thể, ý thức thức tỉnh của chúng ta ngự trị trong cơ thể đó thì đó chính là Chân Thần, còn không chỉ là Thức Thần mà thôi. Thức Thần là Chân Thần bị nhiễm bản ngã đầy lục thức, thất tình và dục vọng. Thanh lọc hết Thức Thần sẽ thành Chân Thần.